Ấn tượng nhất, nhân tố quyết định nhất làm thay đổi diện mạo của Đồng Kỵ là cuộc viễn du xâm nhập của những doanh nhân Đồng Kỵ sang thị trường Trung Quốc. Cuộc viễn du xâm nhập này được không ít doanh nhân Đồng Kỵ coi là một cuộc đổ bộ "chấn động" của người Đồng Kỵ vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
Hàng trăm cửa hàng giới thiệu hàng đồ gỗ mỹ nghệ của người Đồng Kỵ đã được mở ở bên kia biên giới. Thậm chí nhiều container hàng mỹ nghệ của doanh nhân Đồng Kỵ được chở thẳng đến Bắc Kinh bởi nếu bán ở khu thương mại vùng biên Pò Chài (Trung Quốc) thì chỉ bán được một bộ bàn ghế giá 30 triệu, trong khi ở Bắc Kinh cũng mặt hàng đó giá đã là cả trăm triệu đồng.
Vậy là, ở thời hoàng kim đó, từ 3 - 4h sáng đã có hàng đoàn xe tải chở đầy đồ gỗ Đồng Kỵ hướng về biên giới nối đuôi nhau trên trục chính của làng bên những dãy nhà phố cao tầng san sát. Hàng bán chạy đến nỗi chính người Trung Quốc đã sang tận Đồng Kỵ ứng tiền trước để đặt và gom hàng.
Cũng từ đây, Đồng Kỵ đã xuất hiện nhiều tỷ phú. Người ít thì vài ba tỷ, nhưng cũng có "đại gia" khi có quy mô vốn nhiều chục tỷ cho tới cả trăm tỷ đồng. Nhà cao tầng, cả trăm xe tải và xe ôtô con láng cóng được người làng xây dựng và mua sắm nhiều hơn.
Song không phải tỷ phú Đồng Kỵ nào giàu lên cũng chỉ nghĩ tới làm sang, xây nhà lớn, mua ôtô xịn. Với đa số doanh nhân làng đi lên từ thợ thuyền, khi thắng lớn từ việc xâm nhập, làm ăn xuôi chèo mát mái với thị trường Trung Quốc thì toàn bộ lợi nhuận lại được quay vòng chóng mặt.
Gỗ nguyên liệu từ
Người ít thì vài chục mét khối, người nhiều đến cả trăm mét khối. Giá gỗ nguyên liệu vì thế mà tăng vòn vọt. Trong cơn say làm giàu, những người dân Đồng Kỵ không phải ai cũng ý thức được rằng, hiểm hoạ đã manh nha từ đây.
Nguy cơ rình chờ
Về Đồng Kỵ những ngày này, không khó khăn lắm để có thể nhận ra không khí ảm đạm của làng từng được vinh danh vì có hơn 400 doanh nhân là giám đốc, phó giám đốc, với gần 200 công ty với những biển hiệu san sát trên con đường chính của làng.
Nhìn từ mặt tiền, có lẽ con đường này còn có dáng vẻ hiện đại hơn cả những con phố của những thành phố lớn. Nhưng có điều so với thời hoàng kim thì nay đã khác. Không còn những đoàn xe tải rầm rập từ sớm tinh mơ chất đầy sản phẩm gỗ cao cấp của làng thẳng tiến về hướng biên giới. Khách mua nội địa cũng không còn nhộn nhịp như thuở nào.
Những vẻ âu lo héo hắt loang nhanh qua những khuôn mặt ông bà chủ và người nhà. Nó tương phản với những biển hiệu công ty sáng choang, hoành tráng nơi mặt tiền trên trục đường chính của làng.
Khu vực "chợ lao động " là nơi cung cấp nhân công cho Đồng Kỵ để làm những công việc giản đơn như đánh bóng gỗ, dọn dẹp, mang vác cũng thưa người đến thuê hơn. Những mặt hàng chủ lực đem lại nguồn lợi nhuận chính của Đồng Kỵ khi xuất sang Trung Quốc đã gần như bị ngưng trệ.
Không giấu được sự lo lắng khi nói về những ẩn hoạ của những tỷ phú Đồng Kỵ, nghệ nhân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Hà Nguyễn Văn Khanh cho biết tình hình thị trường không thuận như thế này nếu kéo dài sẽ rất căng.
Cũng xin mở ngoặc một chút, Việt Hà là một doanh nghiệp danh tiếng ở Đồng Kỵ. Bản thân doanh nghiệp này từng nhận những đơn hàng làm đồ gỗ cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia, cho Văn phòng Chính phủ. Căn phòng mà Thủ tướng vẫn họp giao ban các Bộ trưởng hàng tháng với nội thất bàn ghế đồ gỗ trang trí là chủ yếu do doanh nghiệp của nghệ nhân Nguyễn Văn Khanh làm.
Theo ông Khanh, tình hình căng nhất đối với nhiều ông chủ ở Đồng Kỵ là không lường hết những biến động của thị trường. Giá gỗ nguyên liệu từ cuối năm 2007 đến nay tụt thê thảm. Có loại giảm đến 50%. Có hàng trăm hộ gia đình đã bị om vốn vì ham nhập gỗ nguyên liệu ở thời điểm trước khi thị trường sản phẩm gỗ mỹ nghệ bị ngưng trệ sức mua.
Ông Khanh cho biết có khoảng 20 ông chủ ở Đồng Kỵ nhập tới hơn 100m3 gỗ, với số vốn hàng chục tỷ đồng bỏ ra nhưng hiện nay không dám bán vì giá gỗ nguyên liệu, nhiều loại đã giảm tới 50% so với khi họ gom hàng.
Không chỉ những ông chủ lớn sa cơ, dân ở Đồng Kỵ cũng có không ít hộ cũng lao đao vì xuất vốn hoặc vay mượn thêm để gom gỗ nguyên liệu. Trong cơn đắc thế làm giàu với bối cảnh thị trường Trung Quốc diễn tiến thuận lợi thì không ai ở Đồng Kỵ có thể tiên đoán được tại sao, đến một ngày thị trường chủ lực với đồ gỗ Đồng Kỵ như Trung Quốc lại "lạnh" nhanh thế.
Lý giải về thị trường Trung Quốc, ông Khanh cho rằng bản thân họ đã phát triển được những phân xưởng đóng đồ gỗ; gỗ nguyên liệu họ cũng nhập được trực tiếp từ Lào và nước họ cũng bị lạm phát…
Một ông chủ đồ gỗ ở Đồng Kỵ nói sâu về những mối nguy mà người Đồng Kỵ đang phải đối mặt. Ông đề nghị không nêu tên ông vào bài viết này. Theo ông, khi thị trường nhập đồ gỗ từ Đồng Kỵ của Trung Quốc ngưng trệ và với việc gỗ nguyên liệu giảm xuống 50% so với giá đỉnh năm 2007 thì nhiều ông chủ ở Đồng Kỵ không còn đủ can đảm "cắt lỗ" gỗ đã trót ôm như ở thị trường chứng khoán.
Hầu hết dân làm có chút máu mê làm ăn cho đến những ông chủ lớn ở Đồng Kỵ đều "chết" vì cơn hạn này. Lợi nhuận, vốn liếng, vay mượn đều dồn vào gom gỗ nguyên liệu cả. Giờ hầu hết số gỗ thu gom đều giảm khủng khiếp: gỗ trắc loại đẹp năm 2007 giá cao nhất lên tới 600 triệu/m3, giờ tụt xuống còn 250 triệu/m3; loại gỗ trắc tầm tầm lúc cao giá là 250 triệu/m3, giờ còn 140 triệu/m3; gỗ gụ lúc cao là 18 triệu/m3, giờ còn 13 triệu/m3…
Theo ông chủ đồ gỗ giấu tên này, trong cơn vận hạn, không chỉ những người gom gỗ nguyên liệu mà cả một guồng máy tín dụng đen - hoạt động bằng cho vay nặng lãi cũng có cơ lâm nạn.
Ông cho biết ở Đồng Kỵ có khoảng 10 đầu mối cho vay dạng này. Tại sao họ có nguồn tiền lớn để cho vay còn là chuyện bí hiểm. Không loại trừ do có "vị thế" và "quan hệ" giỏi họ có được kênh rót vốn từ các ngân hàng. Với mức lãi suất hơn 30%/năm chắc hẳn các con nợ đang ôm gỗ mà như ôm lửa vì gỗ nguyên liệu mất giá nên khó có thể cầm cự lâu dài.
Khi thị trường đồ gỗ vẫn đóng băng thì chuyện phá sản, sang nhượng, gạt nợ bằng xe pháo nhà cửa sẽ xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài thêm một thời gian nữa thì có vài trăm "đại gia" ở Đồng Kỵ phải bán nhà, cầm nhà, bán tài sản trả nợ là điều rất có thể
Đồ trang trí tạc Mai Điểu
800,000 VND
|
Tượng Thiềm thừ gỗ Hương
1,200,000 VND
|
Tượng quan Vân Trường
5,300,000 VND
|
Tượng Rồng bồ tát
25,000,000 VND
|
Tủ kệ để vô tuyến
15,000,000 VND
|
Tượng Cặp Rồng gỗ Gụ
25,000,000 VND
|