Hơn một tháng nay, công việc trở lại ổn định đã giúp anh và mọi người lao động ở đây phấn khởi, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Anh Thành tâm sự: “Bây giờ, mỗi tháng tôi cũng có trên dưới 2 triệu đồng tiền công, đủ tiền nuôi 2 đứa con ăn học ở quê, nếu cứ đà này ngày công của tôi còn cao hơn nữa…”.
Thị trường Trung Quốc mở lại cộng với sức mua đáng kể của thị trường nội địa được kích cầu từ chủ trương của Chính phủ và tỉnh đã giúp Công ty Hưng Long từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh. Ba tháng đầu năm, tổng doanh thu ước đạt trên 5 tỷ đồng, tuy chưa bằng mức doanh thu ở thời điểm trước nhưng so với năm 2008 thì đây là một tín hiệu khả quan cho Công ty cũng như các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ. Hiện nay, Công ty Hưng Long thường xuyên tạo việc làm ổn định cho gần 100 lao động trong và ngoài địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 1,7 đến 2 triệu đồng/người/tháng.
Đồng Kỵ có 163 doanh nghiệp, HTX và gần 300 hộ (chiếm 95% số hộ) tham gia sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và thị trường Trung Quốc mở lại đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp và các hộ trong làng nghề khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất CN và nguồn thuế cho địa phương cũng như của thị xã. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho trên 8.000 lao động trong và ngoài phường. Nếu hơn một tháng trước, bãi tập kết gỗ của phường Đồng Kỵ vắng vẻ, không có người mua thì nay từng đống gỗ lớn bắt đầu được vận chuyển đến các doanh nghiệp và các hộ để sản xuất. Nhờ vậy, cũng đã tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động chuyên làm nghề bốc vác, vận chuyển gỗ. Giá gỗ cũng tăng theo. Loại thấp nhất có giá trên 4 triệu đồng/1m3, cao nhất đến 14,15 triệu đồng/1m3. Giá gỗ tăng, sức mua tăng đồng nghĩa với việc sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ bán được giá và bán chạy hơn so với thời gian trước.
Ông Nguyễn Tiến Nhuận, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ, cho biết thêm: “Phường nghề Đồng Kỵ đã bắt đầu sôi động trở lại, tạo nguồn thu đáng kể cho địa phương. Chính quyền thời gian qua đã phối hợp với hiệp hội làng nghề tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề tới bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn kích cầu của Chính phủ…”.
Để khôi phục và phát triển các làng nghề theo hướng bền vững, bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, cần sự tích cực, chủ động của các doanh nghiệp; các hộ cá thể; không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức cho người lao động; xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu làng nghề; cắt giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống cần chủ động tìm kiếm những thị trường mới. Ông Vũ Mạnh Toàn, Giám đốc Xí nghiệp mỹ nghệ Vạn Tường mong muốn: “Chính sách kích cầu của Chính phủ là kịp thời nhưng với làng nghề Đồng Kỵ do đặc thù vòng quay vốn của thị trường đồ gỗ mỹ nghệ chậm, nếu như các ngân hàng cho vay dài hạn hơn thì sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp làng nghề…”.
Đồ trang trí tạc Mai Điểu
800,000 VND
|
Tượng Thiềm thừ gỗ Hương
1,200,000 VND
|
Tượng quan Vân Trường
5,300,000 VND
|
Tượng Rồng bồ tát
25,000,000 VND
|
Tủ kệ để vô tuyến
15,000,000 VND
|
Tượng Cặp Rồng gỗ Gụ
25,000,000 VND
|