Thứ hai, 08/02/2010 - 11:26

Làng nghề truyền thống đồ gỗ Đồng Kỵ

Gọi là làng nhưng có những con đường nhựa mới rộng thênh thang như đại lộ ở Hà Nội; những biệt thự, nhà cao năm sáu tầng cứ nối tiếp nhau với hàng hàng xe con đậu san sát đường; hàng trăm giám đốc chỉnh tề comlê, di động “a lô, à lồ” làm ăn khắp thế giới...

Khi tôi hỏi thăm đường vào làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), người phụ nữ bán nước chè đầu làng nói rất tự hào: “Ối giời! Cái làng này chỗ nào cũng có giám đốc bác ạ”. Cứ 5-6 hộ có một giám đốc Anh Ngô Hữu Tứ, phó chủ tịch UBND xã Đồng Quang, chở tôi bằng xe gắn máy dạo một vòng các “đại lộ làng” Đồng Kỵ, thỉnh thoảng lại phải tấp xe nép vào bên lề để tránh những chiếc ôtô con mới cáu phóng ra từ các con ngõ, các biệt thự đồ sộ. Dọc đoạn đường dài khoảng 3km là những tòa nhà cao tầng rộng 300-400m2 đều treo bảng công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng mỹ nghệ. Nào là Hưng Long, Thiên Long, Việt Hạ... rồi Việt Á, Đại Lộc, Ngọc Hà..., nhìn hoa cả mắt. Khách đến mua hàng, người đến tham quan, chuyện trò rôm rả, điện thoại di động réo liên tục, trông sầm uất như một đô thị lớn.

Làng gỗ mỹ nghệ truyền thống Đồng Kỵ thật sự “lên hương” và trở thành “làng giám đốc” từ khoảng năm năm trở lại đây. Theo UBND xã Đồng Quang, cả làng Đồng Kỵ có hơn 2.300 hộ dân song đã có tới gần 500 giám đốc, phó giám đốc. Bình quân cứ năm, sáu hộ có một giám đốc, phó giám đốc. Nhiều hộ lại có tới hai, ba giám đốc, phó giám đốc như hộ ông Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Văn Khanh, Vũ Ngọc Lan... Có hộ chồng làm giám đốc, vợ là phó giám đốc, con là nhân viên; cũng có hộ tuyển phó giám đốc là những người trẻ có trình độ, năng lực từ Hà Nội và các tỉnh về làm thuê cho mình. Chủ tịch xã Dương Văn Sáng nói: “Hầu như cứ một vài tuần là làng lại có lễ khai trương công ty mới, xưởng sản xuất mới. Có ngày hai ba công ty, doanh nghiệp khai trương cùng một lúc. Người trong làng thường nói vui với nhau rằng: đi khỏi làng chừng một vài ngày, về lại thấy thêm vài giám đốc mới!”. Doanh nghiệp ra đời ở đây nhiều đến độ Khu công nghiệp Đồng Kỵ rộng 12ha cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Các xưởng sản xuất, trụ sở các công ty mọc lên khắp nơi, kéo dài khắp làng đến quốc lộ 1A rồi “lấn” sang cả các làng lân cận. Trong khi thị trường bất động sản ở các nơi còn đang “đóng băng” thì từ năm 2002 đến nay, giá đất ở đây tăng liên tục. Dọc khu đất dẫn về làng Đồng Kỵ, giá đất được đẩy lên đến 20-30 triệu đồng/m2, nhưng cũng khó có thể chen chân vì các giám đốc “làng” đã mua sạch để cất nhà, mở xưởng. Hiện xã Đồng Quang đang qui hoạch thêm hai khu công nghiệp rộng đến 40ha để phát triển sản xuất. Người làng bàn chuyện thế gian Ông Vũ Quý - giám đốc Công ty Hưng Long, một trong những giám đốc “làng” làm ăn thành đạt nhất và thâm niên nhất ở Đồng Kỵ - bên những sản phẩm của mình.

Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hưng Long của ông Vũ Quý là doanh nghiệp qui mô nhất Đồng Kỵ với tổng tài sản lên đến gần 40 tỉ đồng, doanh thu 3-5 tỉ đồng mỗi năm. Ông là một trong vài giám đốc có thâm niên lâu nhất ở làng này. Ngồi nói chuyện với tôi mà điện thoại di động của ông Quý réo liên tục, khi thì ông trả lời bằng tiếng Việt, lúc lại bằng tiếng Anh. “Khách hàng từ châu Âu, từ Mỹ gọi điện đặt hàng đấy mà. Khách hàng của làng bây giờ không chỉ ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... mà còn ở Úc, Mỹ, châu Âu nữa cơ. Bởi vậy giám đốc ở làng hiện nay đôn đáo chạy đi học tiếng Anh để có thể tự giao tiếp” - ông Quý nói. Theo ông Quý, trước đây 60-70% hàng xuất khẩu Đồng Kỵ đều phải qua trung gian là Trung Quốc, nhưng nay họ đã chủ động tự tìm thị trường riêng cho mình. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm của mình, lập website để quảng bá đi khắp thế giới. Ghé vào tham quan xưởng sản xuất của Công ty Tân Phong nằm gần đầu con đường dẫn vào làng, cô nhân viên tiếp tân xinh xắn (vốn là thôn nữ ở làng) cười duyên, nhã nhặn: “Giám đốc em đi vắng, xin mấy anh ghi lại số điện thoại có gì em sẽ liên lạc lại ạ”. Vừa định quay ra thì nghe tiếng xe hơi dừng trước cổng. Giám đốc trẻ Nguyễn Văn Minh với bộ đồ vest láng coóng, bước xuống từ chiếc Mercedes bốn chỗ vồn vã bắt tay, bảo: “Tôi vừa đi tiếp đoàn khách nước ngoài ở Hà Nội về. Mời mấy anh vào nhà”. Minh là một trong số 40-50 giám đốc trẻ độ tuổi 20-30. Minh vừa bước sang tuổi 31, chỉ mới làm giám đốc gần ba năm nay mà đã sở hữu hai xưởng sản xuất với tổng vốn gần 15 tỉ đồng. Cứ sau giờ làm việc, ôtô con của giám đốc Minh phóng vút về Hà Nội để đưa ông chủ đi học đại học tại chức ngành quản trị kinh doanh. “Chỉ vài năm nữa, không chỉ ở trong nước mà nhiều nước trên thế giới sẽ biết đến một “thành phố gỗ mỹ nghệ” nằm ngay giữa vùng nông thôn Bắc bộ do chính các giám đốc làng chúng tôi tạo dựng nên” - anh Ngô Hữu Tứ nói đầy ước mơ. Làng nhiều giám đốc nhất nước Mỗi năm, giá trị sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp của làng Đồng Kỵ đạt gần 160 tỉ đồng, là nguồn đóng góp chính cho sự phát triển của xã và cả huyện Từ Sơn. Rồi cũng chính các giám đốc “làng” này đóng góp hàng chục tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng, xã. Nhiều giám đốc “làng” ở đây có đặc điểm giống nhau là đều đi lên từ những cơ sở sản xuất nhỏ, cho đến nay chưa có một trường hợp nào bị phá sản hoặc đóng cửa. Vốn ít nhất của một doanh nghiệp ở làng này khoảng 1-2 tỉ đồng. Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 1.000 giám đốc thì chỉ riêng làng Đồng Kỵ đã chiếm đến 20-25%. Trong một hội thảo về phát triển làng nghề truyền thống vừa tổ chức tại Hà Nội, Đồng Kỵ được xem là làng có nhiều giám đốc nhất nước và cũng là nơi có tốc độ phát triển doanh nghiệp từ nghề truyền thống nhanh nhất nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp ở Đồng Kỵ kéo theo tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt của làng quê này. Ở Đồng Kỵ hầu như không có hộ nghèo, người thất nghiệp vì nhân công ở đây chỉ thiếu chứ ít khi thừa. Mỗi năm, giá trị sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp của làng Đồng Kỵ đạt gần 160 tỉ đồng, là nguồn đóng góp chính cho sự phát triển của xã và cả huyện Từ Sơn. Rồi cũng chính các giám đốc “làng” này đóng góp hàng chục tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng, xã. Nhiều giám đốc “làng” ở đây có đặc điểm giống nhau là đều đi lên từ những cơ sở sản xuất nhỏ, cho đến nay chưa có một trường hợp nào bị phá sản hoặc đóng cửa. Vốn ít nhất của một doanh nghiệp ở làng này khoảng 1-2 tỉ đồng. Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 1.000 giám đốc thì chỉ riêng làng Đồng Kỵ đã chiếm đến 20-25%. Trong một hội thảo về phát triển làng nghề truyền thống vừa tổ chức tại Hà Nội, Đồng Kỵ được xem là làng có nhiều giám đốc nhất nước và cũng là nơi có tốc độ phát triển doanh nghiệp từ nghề truyền thống nhanh nhất nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp ở Đồng Kỵ kéo theo tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt của làng quê này. Ở Đồng Kỵ hầu như không có hộ nghèo, người thất nghiệp vì nhân công ở đây chỉ thiếu chứ ít khi thừa. Làng nhiều giám đốc nhất nước Mỗi năm, giá trị sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp của làng Đồng Kỵ đạt gần 160 tỉ đồng, là nguồn đóng góp chính cho sự phát triển của xã và cả huyện Từ Sơn. Rồi cũng chính các giám đốc “làng” này đóng góp hàng chục tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng, xã. Nhiều giám đốc “làng” ở đây có đặc điểm giống nhau là đều đi lên từ những cơ sở sản xuất nhỏ, cho đến nay chưa có một trường hợp nào bị phá sản hoặc đóng cửa. Vốn ít nhất của một doanh nghiệp ở làng này khoảng 1-2 tỉ đồng. Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 1.000 giám đốc thì chỉ riêng làng Đồng Kỵ đã chiếm đến 20-25%. Trong một hội thảo về phát triển làng nghề truyền thống vừa tổ chức tại Hà Nội, Đồng Kỵ được xem là làng có nhiều giám đốc nhất nước và cũng là nơi có tốc độ phát triển doanh nghiệp từ nghề truyền thống nhanh nhất nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp ở Đồng Kỵ kéo theo tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt của làng quê này. Ở Đồng Kỵ hầu như không có hộ nghèo, người thất nghiệp vì nhân công ở đây chỉ thiếu chứ ít khi thừa. Đi lên từ truyền thống Bí quyết nào đã giúp làng Đồng Kỵ trở nên thịnh vượng như vậy? Ông Vũ Quý - giám đốc Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hưng Long- tâm sự: “Đã có một thời gian dài gỗ mỹ nghệ truyền thống Đồng Kỵ đứng trước nguy cơ bị mai một, hàng làm ra không tìm được thị trường. Nhiều gia đình trong làng bỏ nghề; vợ chồng con cái kéo cả lên Hà Nội làm thuê kiếm sống qua ngày”. Năm 1994, ông Quý là một trong những người đầu tiên đứng ra thành lập doanh nghiệp ở làng. Ông đi khắp đất nước tiếp thị, khơi gợi lại hình ảnh đẹp đẽ của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, rồi người ta cũng thấy được chất lượng hàng mỹ nghệ của Đồng Kỵ và đặt hàng. Người mua trước mách người mua sau, người làng lại hỗ trợ nhau thông tin về thị trường, cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm và phục hồi nghề truyền thống của mình.
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến